TIN MỚI NHẤT

HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ

TỦ SÁCH HOÀNG XUÂN VIỆT

BẢN TIN CÂU LẠC BỘ

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Rèn Luyện Nhân Cách - Diễn giả : Thầy Châu Kim Lang

Chương trình diễn ra vào lúc 9h ngày 15/12/2013 với chủ đề : Rèn Luyện Nhân Cách" với diễn giả : Thầy Châu Kim Lang. Trân trọng kính mời Quý thầy và các bạn nhóm Hoàng Xuân VIệt đến tham dự đầy đủ.
BTC trân trọng cảm ơn Quý vị và các bạn !

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT CÂU LẠC BỘ HOÀNG XUÂN VIỆT 21/11/2013




Nhân dịp ngày thầy trò và ra mắt Câu Lạc Bộ Hoàng Xuân Việt, chúng tôi trân trọng Kính Mời Quý vị đến tham dự chương trình vào lúc 18h00 ngày 21 tháng 11 năm 2013. Địa chỉ : số 324 Điện Biện Phủ, Phường 11, Quận 10, TPHCM


Nội Dung Chương trình 

·       * 18h00 - 19h00 :
Đón Khách + Tiệc trà.
·       *19h00 – 19h05 : 
Khai mạc và giới thiệu thành phần tham dự.
·       *19h05 – 19h15 : 
Phát biểu ý nghĩa ngày Thầy Trò.
·      *19h15 – 19h30 : 
Video Clip về Giáo Sư Học Giả Hoàng Xuân Việt.
·       *19h30 – 19h40 : 
Thầy Thích Hạnh Hải phát biểu.
·       *19h40 – 19h50 : 
Thầy Nguyễn Hữu Hy phát biểu.
·      *19h50 – 20h00 : 
MC.Thanh Bạch phát biểu.
·     *  20h00 – 20h10 : 
Thầy Phúc Nguyên phát biểu.
·       *20h10 – 20h20 : 
Ni sư Thích Nữ Tố Liên phát biểu.
·       *20h20 – 20h30 : 
Thầy Châu Kim Lang phát biểu.
·     *  20h30 – 20h35 : 
Giới thiệu ban chủ nhiệm và tuyên bố ra mắt CLB.
·       *20h35 – 20h45 : 
Công bố quy chế hoạt động của CLB Hoàng Xuân Việt.
·     *  20h45 – 21h15 :
Chia sẽ và đóng góp ý kiến.
·      *21h15 – 21h30 : 
Phát biểu đúc kết và bế mạc.



Hân hạnh được đón tiếp Quý vị.
Đại diện nhóm học trò HXV

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Giáo sư Hoàng Xuân Việt: “Đau” với nạn xâm phạm bản quyền

Theo giáo sư Hoàng Xuân Việt, nhiều NXB đã tự tiện tái bản sách của ông mà không xin phép, không trả tiền.

Một đời chuyên tâm nghiên cứu và viết sách, đến tuổi xế chiều, giáo sư Hoàng Xuân Việt phải nhờ một học trò là luật sư Hoàng Cao Sang đứng ra bảo vệ quyền tác giả cho mình. Ông chỉ vào những cuốn sách mới tái bản của mình và thở dài: “Những cuốn sách này là tôi tự bỏ tiền ra mua. Muốn tặng ai đó cuốn sách của mình thì cũng bỏ tiền ra mua”.

Giáo sư cho biết 10 năm trở lại đây, ông không hề chuyển nhượng quyền tác giả quyển sách nào. Thế nhưng tại một số nhà sách TP.HCM, có nơi sách của ông được bày không dưới 20 cuốn. Các nhà sách trên mạng cũng rao bán các tác phẩm của ông được tái bản trong thời gian gần đây: Người có nghị lực (NXB Thanh Niên - 2005), Người đắc lực (NXB Thanh Niên - 2006), Thất nhân tâm(NXB Văn hóa Thông tin - 2007)... Các thư viện điện tử cũng “tranh thủ” đăng hoặc trích đăng các tác phẩm của ông công khai.


Giáo sư Hoàng Xuân Việt thảo luận với luật sư bảo vệ tác quyền cho ông. 
Ảnh: TRÀ GIANG

Nhưng trong vòng hai, ba năm trở lại đây, tác giả không hề nhận được đồng nào. Thời gian trước đó, vài NXB cũng cho người đến nhà đưa cho ông chút tiền tượng trưng sau khi đã tái bản sách nhưng chưa NXB nào có thỏa thuận rõ ràng quyền tác giả trước khi tái bản. Cũng có lúc học trò ông đưa đến một cuốn sách tái bản ông mới biết mặt mũi “đứa con” của mình. Thậm chí có quyển sách tái bản còn bị đổi tựa sách, bị biên tập lại, hay bị chia nhỏ thành nhiều tập.

Giáo sư buồn rầu: “Tôi chỉ lo nghiên cứu và viết sách, không có thời gian nào để theo dõi nên cũng không biết bao nhiêu sách của mình bị xâm phạm quyền tác giả”.

Có được công trình sách đồ sộ với hơn 60 cuốn được xuất bản và gần 200 bản thảo chưa công bố như hiện nay, giáo sư Hoàng Xuân Việt đã dành toàn thời gian chuyên tâm nghiên cứu và viết sách. Từ năm 22 tuổi, cứ đúng 8 giờ là ông ngồi vào bàn viết đến 11 giờ 30, buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 20 giờ. Sau bữa tối, ông đọc sách, ghi phiếu tư liệu và sắp xếp các phiếu có liên quan vào chung một thư mục để tích lũy tư liệu cho những cuốn sách tiếp theo.

Ông nói: “Tôi không dám khuyên tuổi trẻ bây giờ nên giống tôi. Nhưng với tôi, phải chịu khó đào sâu một cái lỗ thì mới nên cái giếng. Nếu đào nhiều lỗ quá thì chỉ thành lỗ, không thành giếng”. Vậy mà “cái giếng” cả đời ông bỏ công ra đào đã trở thành một nguồn lợi của người khác.

Luật sư Hoàng Cao Sang cho biết ông sẽ gửi thông báo đến các NXB đã từng tái bản sách của học giả Hoàng Xuân Việt để yêu cầu ngừng tái bản và trả tiền quyền tác giả. Nếu các NXB vẫn cố tình làm trái pháp luật, anh sẽ khởi kiện. Luật sư bùi ngùi: “Nếu ở nước phát triển, một người viết nhiều sách như thầy Hoàng Xuân Việt sẽ rất giàu nhờ tiền quyền tác giả. Còn thầy, cuộc sống rất đạm bạc”.

Công trình bản thảo của giáo sư Hoàng Xuân Việt hiện rất đồ sộ với hơn 200 bản thảo chưa công bố. Trong số bản thảo này có nhiều công trình lớn về lịch sử, văn hóa, triết học...: Lịch sử 1945-1975 (bảy quyển); Tuyển tập văn hóa, văn học Việt Nam (bảy quyển), Từ điển Việt-Bồ-La (2.000 trang)... và nhiều bản thảo về học làm người.

Vào 8 giờ 30 ngày 15-11, lễ kỷ niệm ngày Thầy trò và giới thiệu sự nghiệp 60 năm cầm bút của giáo sư Hoàng Xuân Việt sẽ diễn ra tại Cung văn hóa Lao động. Giáo sư Hoàng Xuân Việt sẽ giao lưu với độc giả và giới thiệu 170 tác phẩm của ông. Nhân dịp này, luật sư Hoàng Cao Sang cũng sẽ công bố quyền tác giả đối với tác phẩm của giáo sư Hoàng Xuân Việt.

GS Hoàng Xuân Việt, 55 năm đứng trên bục giảng

 Nhân ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam, sáng 15-11-2009 tại Cung văn hoá Lao Động TPHCM, các học trò cũ, mới đã tổ chức chương trình giao lưu "Giáo sư Hoàng Xuân Việt: 60 năm cầm bút - 55 năm làm thầy ". Ở miền Nam trước năm 1975, có 4 Học giả (HG) nổi tiếng chuyên viết loại sách “học làm người”, đó là Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Cao Tùng và Hoàng Xuân Việt. Sáu thập niên qua, 180 tác phẩm của GS – HG Hoàng Xuân Việt đã góp phần hướng dẫn độc giả, nhất là lớp trẻ nghệ thuật sống và phương cách học làm người có ích cho xã hội, quốc gia. 


GS Hoàng Xuân Việt nghiêm trang nghe học trò cũ “Đọc lẽ sống“
GS – HG Hoàng Xuân Việt (SN 13-8-1928 tại Vĩnh Thành, Bến Tre). Ông sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, cổ ngữ như Hi Lạp, La Tinh, Hán Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… để cầm bút. GS đã từng làm Hiệu trưởng các trường Nhân Xã Học Làm Người (1966 – 1975), trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993 – 2001). GS-HG là tác giả của 272 đầu sách đa ngành, phần lớn đã xuất bản trong loại sách “học làm người” (1950 – 2007). Là một GS chuyên khoa hùng biện, hơn 60 năm qua HG Hoàng Xuân Việt đã thuyết trình trên 1.000 bài nói về phát triển con người toàn diện ở các trường ĐH, cơ quan, cơ sở giáo dục… Hiện nay GS thường xuyên mở các khóa “Hoàng Xuân Viện hậu học đường” (The Hoang Xuan Viet Graduate Course) đào tạo về hùng biện, dẫn chương trình, giao tế, lãnh đạo, dụng nhân, viết văn, viết báo, phương pháp nghiên cứu, sáng chế khoa học…
Mở đầu buổi giao lưu, cả khán phòng đứng lên để nghe một học trò cũ “Đọc lẽ sống“ về một tấm gương thầy – trò điển hình. Các hình ảnh vui tươi, cảm động khi học viên chúc mừng, tặng hoa cho GS hay phần giới thiệu tiểu sử của vị GS – HG với hệ thống 180 tác phẩm đồ sộ… để dẫn đến việc “chẳng đặng đừng” là công bố bản quyền đối với tác phẩm của GS–HG Hoàng Xuân Việt, LS Hoàng Cao Sang (Văn phòng LS Hoàng Việt Luật) sẽ là người bảo hộ quyền tác giả đối với 180 tác phẩm của GS-HG Hoàng Xuân Việt. Theo đó, LS sẽ gửi thông báo đến các NXB đề nghị chấm dứt việc tái bản các tác phẩm mà không xin phép GS. Sở dĩ trong ngày vui họp mặt thầy trò mà có việc xác lập bản quyền là vì những năm gần đây nhiều NXB trong, ngoài nước đã liên tục tái bản tác phẩm của GS mà không xin phép và không trả tác quyền cho GS. Dịp này, GS đã công bố cuốn Tổng chỉ dẫn 180 tác phẩm đặc tuyển nhằm “xác lập tác quyền của 180 tác phẩm đa loại của HG Hoàng Xuân Việt”.
Mừng GS-HG Hoàng Xuân Việt: 60 năm cầm bút, 55 năm làm thầy, các học trò chúc GS-HG đạt được tâm nguyện “suốt đời cống hiến cho lớp Học làm người”.

Tiểu sử thầy Hoàng Xuân Việt






Hoàng Xuân Việt


Hoàng Xuân Việt, tên thật là Nguyễn Tùng Nhân (sinh 13 tháng 8 năm 1928 tại Vĩnh Thành, Bến Tre) là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và là một học giả chuyên khoa hùng biện. Ông tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu chuyên sâu những môn triết học, thần học, xã hội học, phụ nữ học, thiên văn học và năng lực hạnh tâm. Ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Hi Lạp, La Tinh, Hán Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Hoàng Xuân Việt từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm Người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của 373 đầu sách trong nhiều lĩnh vực. Cùng với Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Phạm Cao Tùng, ông là một trong bốn học giả nổi bật trong loại sách "học làm người"

Tiểu sử và sự nghiệp
Từ năm 11 tuổi, Hoàng Xuân Việt đã theo học tại các chủng viện Công giáo với mong muốn trở thành linh mục. Từ năm 18 tuổi, ông bắt đầu viết những cuốn sách như: Đức tự chủ, Ngón nghề để luyện lâm, Đức điềm tĩnh... Trong khoảng từ năm 1950 - 1957, ông đã viết tầm 9 tác phẩm. Ngày 29 tháng 6 năm 1957 theo lịch định là ngày ông được thụ phong linh mục, tuy nhiên lễ thụ phong này bị hoãn lại, vì trước đó 2 ngày, cuốn sách Rèn nhân cách của ông được xuất bản mà chưa thông qua giám mục Ngô Đình ThụcNăm 2005, ông sang định cư tại Hoa Kỳ.


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Sách Nghệ Thuật Trồng Người - Hoàng Xuân Việt - NXB Thanh Niên


Sách Chữ Tín Trước Đã - Hoàng Xuân Việt - NXB Văn Hoá Thông Tin


Sách Đức Tự Chủ - Hoàng Xuân Việt - NXB Mũi Cà Mau


 
Copyright © 2013 Thời Trang Groups